CHIA SẺ

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY MÍT VIÊN LINH

Cây giống mít Viên Linh được ghép mắt, cây phát triển khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển nhanh. Cây mít Viên Linh có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau và thích nghi với nhiều vùng sinh thái. Tuy nhiên, bà con trồng mít Viên Linh cũng cần chú ý những biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại để có được vụ mùa bội thu.

Biện pháp phòng sâu bệnh cho cây mít Viên Linh

Ngoài việc, bà con cung cấp đủ nước, phân bón và thường xuyên kiểm tra vườn tược, làm cỏ, tỉa cành cho cây thì cần chú ý phun một số loại thuốc giúp phòng sâu bệnh cho cây.
Cụ thể, bà con cần định kỳ 02 tháng phun phòng 01 lần thuốc ngừa nấm hồng và sâu đục thân. Kết hợp thường xuyên kiểm tra sâu bệnh hại để phun thuốc phòng và trị cục bộ kịp thời. Nếu phát hiện sâu đục thân thì dùng kim tiêm, tiêm thuốc vào đường đục hoặc lấy gòn chấm thuốc bít đường đục lại.

Đầu mùa mưa, bà con tiến hành quét thuốc Boocdor vào gốc cây để phòng bệnh xì mủ thân. Định kỳ 03 tháng, bà con bón 01 lần thuốc Nokap II để phòng mối và tuyến trùng gây hại rễ và phun phòng chế phẩm Trichoberma phòng bệnh trên thân cây mít.

Biện pháp diệt trừ một số loại sâu bệnh phổ biến trên cây mít Viên Linh

Sâu đục trái, dưỡng trái: bà con sử dụng thuốc Motox, BI58 kết hợp một số loại phân dưỡng trái, để phun ướt đều quanh tán lá, trái.
Sâu đục thân: Nếu thấy đường đục sâu đục thân thì bà con dùng que kẽm cho vào đường đục để giết chết sâu sâu đó pha một ít thuốc hạt dùng kim tiêm bơm vào đường đục hay lấy bông gòn chấm thuốc rồi bít lỗ đường sâu đục lạ.
Ruồi đục trái: Nguyên nhân do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Bà con dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực và bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec…
Rầy, rệp: Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Bà con dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec…

Bệnh héo đen đầu lá: bà con dùng dung dịch Bordeaux nồng độ 1%
Bệnh nấm hồng: bà con dùng dung dịch Bordeaux nồng độ 5%
Bệnh thối nhũn: Cây con ở vườn ươm có độ ẩm cao, quá rậm rạp dễ bị bệnh và bệnh lây lan rất nhanh. Bệnh có thể do nấm Rizoctonia solani, Sclerotium, Pythium gây nên. Bà con dùng thuốc Viben C 50 BTN, Bonanza 100 DD, Score 250 EC, Tilt 250 ND.


Bệnh thối gốc chảy nhựa: Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại, khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun xịt như Ridomyl, Aliette.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét