CHIA SẺ

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

CÁCH CHĂM SÓC MÍT THÁI VIÊN LINH CHO NĂNG SUẤT CAO

Cây Mít Thái Viên Linh vốn là giống cây có khả năng cho năng suất cao vượt trội hơn những loại mít khác. Cây Mít Viên Linh dễ trồng, dễ chăm sóc, để có được những vườn mít Viên Linhcho năng suất cáo bà con cần chú ý chăm sóc toàn diện cho cây, chú ý tưới tiêu nước, làm cỏ, bón phân.

Tưới tiêu nước và giữ ẩm

Sau khi trồng cần tưới thường xuyên 2-3 ngày /lần. Sau đó, có thể tưới 5-7 ngày /lần. Từ năm thứ 2 về sau tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn, mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.
Đối với các lô đất trồng mít sau khi lắp đặt hệ thống tưới xong, tưới lần đầu cho thật đẫm nước. Sau đó thẩm tra lượng nước tưới đủ bảo đảm cho cây thì những lần tưới sau định kỳ 05 ngày tưới 01 lần.
Thời gian tưới mỗi lần phụ vào thuộc tính đất của từng lô và phụ thuộc vào lưu lượng nước mạnh yếu của từng lô nhưng sau khi tưới xong đất phải có độ ẩm sâu xuống chí ít là 30 cm.
Đậy gốc giữ ẩm: khi trồng xong phải dùng vật liệu che phủ gốc, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô. Quanh gốc nên tủ rơm rác, cỏ khô theo hình vòng tròn đường bán kính l mét – Lớp rác phải dày 20 cm. Tủ rác rất lợi vì chống cỏ, giữ ẩm, giữ cho mặt đất mát, chất mùn, phân bón chậm phân hủy, rửa trôi. Mỗi cây phải cắm một cọc vững buộc thân cây mít mới trồng vào để gió không lay gốc làm đổ cây.

Tỉa cành, tạo tán

Tỉa cành, tạo tán giúp cây tăng trưởng cân đối, loại bỏ các cành sâu bệnh, cành vượt, tạo cho cây thông thoáng. Việc tiến hành tạo tán khi cây cao khoảng 1m trở lên, tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm đối với cây còn nhỏ, cây lớn mỗi năm một lần sau khi thu hoạch trái xong.
Biện pháp tỉa cây, tạo tán:  bà con để 03 cành cấp 1 đối xứng nhau cách mặt đất 50 m trở lên.  Sau đó, bà con tỉa bỏ bớt các cành nhánh cấp 1 nhỏ nằm san sát nhau trên thân chính , khoảng cách giữa các cành cấp 1 trên thân chính nên để là khoảng 20-30 cm trở lên. 
Trên cành cấp 1 sẽ mọc lên các cành cấp 2, cấp 3 và cấp 4, nên tỉa bỏ bớt các cành cấp 2,3, 4.  Về khoảng cách giữa 2 cành cấp 2 nên để lại là từ 10 cm trở lên và nên để đối xứng nhau để tạo cho tán cây có bộ khung cân đối và thông thoáng để giảm bớt khả năng gây hại của sâu ăn lá. 

Nếu thấy cây xuất hiện ra quả nên tỉa bỏ bớt, chỉ chừa lại 2 quả mọc trên thân chính ở năm thứ 03 cho trái bói. Từ năm thứ 4 trở đi , tùy khả năng của từng cây mà quyết định để số lượng trái nhiều hay ít. Bà con lưu ý khống chế chiều cao cây không quá 5-7m , tỉa bỏ những cành mọc thấp.

Làm cỏ cho cây mít

Khi đã tủ rác quanh gốc cỏ mọc ít đi hoặc không có cỏ. Nếu không tủ rác, cỏ mọc nhiều phải làm cỏ, khi làm cỏ nên chú ý những rễ ăn nổi, nếu làm đứt rễ lúc trái đương lớn thì dinh dưỡng bị xáo trộn như trái nhỏ, chất lượng giảm có khi thành mít sượng, không ăn được.

Bón phân cho cây mít

Phân hữu cơ: tùy thuộc vào độ tuổi của cây, thời gian vận dụng cơ bản 5-20 kg/cây/năm. Thời kỳ cây cho trái bón 25-40 kg/cây/năm.
Bón phân hoá học: tùy theo yêu cầu dinh dưỡng của cây. Ở vùng đất phù sa nhiều mùn bã hữu cơ có độ pH thấp phải bón nhiều lân và vôi. Đất cát xám, đất gò đồi ở Miền Đông cần thiết Kali và đạm.

Cây năm 1:  Sau trồng 02 tháng: bón 50 g phân NPK . Sau trồng 04 tháng: bón 50 g phân NPK. Sau trồng 06 tháng: bón 100 g phân NPK. Sau trồng 12 tháng: bón 100 g phân NPK.
Cây năm 2: bón 1,5 kg phân NPK, chia làm hai ba lần bón để giữ lại phân bị mất đi do bốc thoát hơi và rửa trôi. Những lô mít bị mất sức nhiều do nắng hạn có khả năng Sửa sang 150 g phân urê/gốc và chia làm 02 lần bón, mỗi lần bón 75gam. 
này, lần sau móc 01 hố đối xứng hố cũ và bón vào. 
Cây năm 3: bón 2 kg phân NPK , chia làm hai ba lần bón để giữ lại phân bị mất đi do bốc thoát hơi và rửa trôi. 
Cách bón: Phân urê dễ tan, bà con bón trực tiếp vào gốc khi đất có độ ẩm và sau khi bón phải tưới nước cho phân tan hết. Phân NPK, nếu bón nổi khó tan thì bón vùi , lần này móc 01 hố bón một bên.


Thời điểm bón: Mỗi tháng bón phân 1 lần vào lần tưới thứ 3 trong tháng ( tức ngày 20 hàng tháng. Khi ra trái nhất thiết phải có phân Kali, không có Kali hay thiếu Kali phải bón tro thay nhưng lượng tro phải lớn. Từ khi mít đã có trái chỉ bón phân 2 lần một năm, vào cuối vụ thu hoạch rộ và đầu vụ mùa.

MÍT NGHỆ VIÊN LINH GIÚP NGƯỜI NÔNG DÂN THOÁT NGHÈO

Mít là cây ăn trái giúp người dân làm giàu vì vốn đầu tư thấp, tốn ít công chăm sóc và có khả năng chịu hạn. Nông dân trồng mít thu được năng suất cao, giá bán cao vì thế hiệu quả kinh tế cũng rất cao. Hiện nay có nhiều giống mít tốt như: Mít nghệ cao sản, Mít ruột đỏ, mít siêu sớm, mít Viên Linh… xứng đáng là những giống mít giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng và giúp người nông dân thoát nghèo.

Trồng mít Viên Linh vốn đầu tư thấp, giá trị kinh tế cao

Cây mít nói chung và cây mít Viên Linh nói riêng rất dễ trồng, dễ chăm sóc, không kén đất. Cây có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, gồm: đất đỏ bazan, phù sa, đất xám, đất đồi núi…

Nhiệt độ tốt nhất cho cây mít sinh trưởng và phát triển là 20- 32 độ C, độ ẩm tương đối của không khí thích hợp cho mít từ 70- 75%. Mít Viên Linh có bộ rễ ăn sâu, chịu hạn tốt, có thể chịu được khô hạn 3- 4 tháng, cây ưa sáng.
Hơn nữa, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Viên Linh cũng không có gì phức tạp. Giống mít này vốn là giống mít có sức sinh trưởng nhanh, ít bị sâu bệnh, có thể trồng xen với cây khác. Vì thế, bà con không tốn nhiều công chăm sóc, phân bón mà vẫn có nguồn thu nhập cao.

Mít Viên Linh sớm cho quả và quả ra quanh năm

Sau khi trồng 2- 3 năm, cây cao khoảng 4m, cây bắt đầu cho trái bói sau 1 năm trồng, từ năm thứ 3 cây cho trái với năng suất cao và ổn định đạt từ 150 kg/cây. Cây mít Viên Linh có khả năng ra trái quanh năm. Hơn nữa, số hoa trên chùm 2- 4 hoa, số quả trên chùm 1- 2 quả. Quả to, trọng lượng bình quân từ 7- 10kg, đặc biệt có quả đạt từ 15- 20kg.
Trái mít Viên Linh ngày càng được ưa chuộng bởi quả mít Viên Linh có hình dáng đẹp, chất lượng ngon vỏ mỏng (10mm), thịt có màu vàng tươi, vị ngọt và ít thơm, rất ít xơ, độ brix đạt 22,75%, tỷ lệ cơ đạt 50%. Thịt khô, dai, ít nước, có thể sử dụng trong công nghệ chế biến, hoặc ăn tươi rất ngon, ít ngán.

Giá bán mít Viên Linh tại vườn đạt từ 10-20 ngàn đồng/kg. Trái mít Viên Linh có thể ăn tươi hoặc dùng trong ngành chế biến thực phẩm rất phù hợp.


Vì thế, ngày càng có nhiều bà con trồng giống mít Viên Linh này để làm giàu và đã có nhiều bà con trên khắp cả nước thoát nghèo nhờ trồng cây mít Viên Linh.

LỢI ÍCH KHI TRỒNG MÍT VIÊN LINH

Mít Viên Linh giống mít được lai tạo giữa giống mít Thái Lan và Việt Nam, đồng thời cũng làgiống mít cho năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người trồng. Trồng cây mít Viên Linh có rất nhiều lợi ích, các sản phẩm từ cây mít đều được sử dụng rộng rãi trong đời sống con người.

Mít Viên Linh hiệu quả kinh tế cao

Mít có thể trồng quanh năm, ra quả rất sai. Khi trái chín có thể ăn tươi, làm nguyên liệu chế biến mứt, sấy khô, đóng hộp. Đây cũng là giống cây ăn quả có tiềm năng lớn trong thị trường nội địa và xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người trồng.
Cây mít Viên Linh có thể trồng quanh năm, trồng thành vườn chuyên canh hoặc có thể trồng xen kẽ một số loại cây khác. Vì thế, cây mít Viên Linh đã tạo nhiều công ăn việc làm, sử dụng được nhiều lao động tham gia khai trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ,… Từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cư dân ở nhiều địa phương trên cả nước.
Đặc biệt, cây mít Viên Linh giống chủ yếu được ghép mắt, cây phát triển khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển nhanh không tốn nhiều công chăm sóc và phân bón.

Chất lượng trái mít Viên Linh vượt trội với trọng lượng trung bình khoảng 10kg/ quả, gai nhỏ, thịt quả có màu vàng bóng. Quả có nhiều múi, to, dày, mùi thơm đặc trưng, cơm màu vàng cam, thịt mịn, giòn, độ ngọt vừa phải, hạt nhỏ. Khi ăn múi mít ít bị dính tay và miệng, ăn ngon và không chán nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Mít Viên Linh với nhiều lợi ích khác

Ngoài việc cho trái, thân lá, rễ, trái mít Viên Linh non còn được dùng làm thuốc để chữa bệnh. Đối với cây mít già, năng suất thấp có thể khai thác để lấy gỗ. Gỗ mít có màu vàng, được ưa chuộng sử dụng làm đồ nội thất, đồ thời, tạc tượng phật.



Gỗ mít với đặc tính là ít bị mối mọt và không chịu tác động của nước, dễ kiếm và không đắt như các loại gỗ khác. Do đó, gỗ từ cây mít Viên Linh được ứng dụng vào nhiều vật dụng trong đời sống người dân hơn những loại gỗ khác.

MUA CÂY GIỐNG MÍT VIÊN LINH Ở ĐÂU?

Cây giống mít Viên Linh là một trong những từ khóa đang được tìm kiếm phổ biến trên mạng dành cho các nhà vườn quan tâm và muốn làm giàu với cây mít. Giống mít Viên Linh giống mít lai nên có năng suất và phẩm chất vượt trội hơn cả. Giống mít này được Học viện Nông Nghiệp Việt Nam nghiên cứu và đưa vào trồng từ hơn 10 năm nay. Cây cho thu hoạch sớm với năng suất cao và ổn định nên người dân từ Bắc và Nam ưa trồng.

Mua cây giống mít Viên Linh ở phía Bắc

Với các nhà vườn ở phía Bắc thì địa chỉ tin cậy và uy tin để bà con mua được cây giống mít viên linh chuẩn đó là tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam nơi đã nghiên cứu thành công giống mít này.

Giá cây mít giống Viên Linh giao động từ 40-55 ngàn/cây, cây giống được đóng trong bầu đúng quy cách 12x18cm, cây có đường kính gốc ≥1cm, chiều cao ≥55cm.

Mua cây giống mít Viên Linh ở phía Nam

Tại khu vực phía Nam và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Miền Trung… bà con cũng dễ dàng mua được cây mít giống Viên Linh khi truy cập website http://cayxanhgianguyen.com/ hoặc gọi hotline 01689667517. Bà con sẽ được gặp các nhân viên kỹ thuật với nhiều năm kinh nghiệm ươm trồng và chăm sóc cây xanh của Vườn ươm cây xanh Gia Nguyễn.



Gia Nguyễn đáp ứng tốt các đơn hàng với số lượng cây giống lớn, vận chuyển nhanh chóng an toàn đến tận nơi cho khách hàng. Đồng thời, khách hàng còn được các nhân viên kỹ thuật của vườn ươm hướng dẫn hoàn toàn miễn phí về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Viên Linh để có được vườn cây trái đạt năng suất cao.

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY MÍT VIÊN LINH

Cây giống mít Viên Linh được ghép mắt, cây phát triển khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển nhanh. Cây mít Viên Linh có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau và thích nghi với nhiều vùng sinh thái. Tuy nhiên, bà con trồng mít Viên Linh cũng cần chú ý những biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại để có được vụ mùa bội thu.

Biện pháp phòng sâu bệnh cho cây mít Viên Linh

Ngoài việc, bà con cung cấp đủ nước, phân bón và thường xuyên kiểm tra vườn tược, làm cỏ, tỉa cành cho cây thì cần chú ý phun một số loại thuốc giúp phòng sâu bệnh cho cây.
Cụ thể, bà con cần định kỳ 02 tháng phun phòng 01 lần thuốc ngừa nấm hồng và sâu đục thân. Kết hợp thường xuyên kiểm tra sâu bệnh hại để phun thuốc phòng và trị cục bộ kịp thời. Nếu phát hiện sâu đục thân thì dùng kim tiêm, tiêm thuốc vào đường đục hoặc lấy gòn chấm thuốc bít đường đục lại.

Đầu mùa mưa, bà con tiến hành quét thuốc Boocdor vào gốc cây để phòng bệnh xì mủ thân. Định kỳ 03 tháng, bà con bón 01 lần thuốc Nokap II để phòng mối và tuyến trùng gây hại rễ và phun phòng chế phẩm Trichoberma phòng bệnh trên thân cây mít.

Biện pháp diệt trừ một số loại sâu bệnh phổ biến trên cây mít Viên Linh

Sâu đục trái, dưỡng trái: bà con sử dụng thuốc Motox, BI58 kết hợp một số loại phân dưỡng trái, để phun ướt đều quanh tán lá, trái.
Sâu đục thân: Nếu thấy đường đục sâu đục thân thì bà con dùng que kẽm cho vào đường đục để giết chết sâu sâu đó pha một ít thuốc hạt dùng kim tiêm bơm vào đường đục hay lấy bông gòn chấm thuốc rồi bít lỗ đường sâu đục lạ.
Ruồi đục trái: Nguyên nhân do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Bà con dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực và bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec…
Rầy, rệp: Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Bà con dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec…

Bệnh héo đen đầu lá: bà con dùng dung dịch Bordeaux nồng độ 1%
Bệnh nấm hồng: bà con dùng dung dịch Bordeaux nồng độ 5%
Bệnh thối nhũn: Cây con ở vườn ươm có độ ẩm cao, quá rậm rạp dễ bị bệnh và bệnh lây lan rất nhanh. Bệnh có thể do nấm Rizoctonia solani, Sclerotium, Pythium gây nên. Bà con dùng thuốc Viben C 50 BTN, Bonanza 100 DD, Score 250 EC, Tilt 250 ND.


Bệnh thối gốc chảy nhựa: Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại, khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun xịt như Ridomyl, Aliette.

CÂY MÍT VIÊN LINH TRỒNG ĐƯỢC Ở NƠI ĐÂU

Mít Viên Linh là giống mít lai với nhiều ưu điểm vượt trội không những về năng suất mà còn ở tính thích nghi rộng ở nhiều vùng sinh thái. Giống mít này trồng được ở cả vùng đất nghèo dinh dưỡng và điều kiện khí hậu khắc. Tuy nhiên, cây cho năng suất tốt nhất là khi được trồng trên loại đất đỏ bazan có độ thoát nước tốt không bị ngập úng.

Những vùng đất đỏ bazan ở khu vực Tây Nguyên, đến những vùng đồng bằng như Đồng Nai, Khánh Hòa, các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long…đều rất thích hợp để trồng cây mít Viên Linh. Chỉ trừ vùng đất ngập úng, quá phèn hay mặn thì không phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây mít Viên Linh.
Hiện tại một số vùng đất đỏ bazan đồi núi thuộc phía bắc như Hòa Bình và một số tỉnh miền Đông Bắc cũng có trồng giống mít Viên Linh nhưng diện tích không nhiều.

Cây mít Viên Linh tỏ ra thích nghi nhanh chóng với những địa hình và khí hậu được trồng, cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, năng suất cây mít Viên Linh ở khu vực phía Nam vẫn được đánh giá là cao hơn so với khu vực phía Bắc.
Đồng Nai là một trong những tỉnh có diện tích trồng mít lớn nhất trong cả nước với trên 1700 tập trung ở huyện Cẩm Mỹ, Định Quán và TX.Long Khánh. Ngoài ra, Huế cũng là địa phương miền trung đầu tư trồng mít Viên Linh sớm nhất và nhiều hơn cả với vùng đất Nam Đông. Tại đây, bà con Nam Đông đã sớm hình thành các vùng chuyên canh mít Viên Linh để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đóng gói mít ở Bình Dương.



Đến nay, sau hơn 10 năm được đưa ra thị trường giống mít Viên Linh vẫn giữ nguyên được những ưu điểm vượt trội của mình về năng suất lẫn chất lượng trái nên được bà con ở nhiều địa phương chọn trồng để phát triển kinh tế.

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MÍT VIÊN LINH

Mít Viên Linh là giống mít khá mới với bà con. Tuy nhiên, nếu ai đã một lần ăn đặc sản này sẽ không ngừng trầm trồ, khen ngợi. Mít Viên Linh không những ngon giòn, thơm mà còn dễ trồng và chăm sóc. Vậy cách trồng và chăm sóc cây Mít Viên Linh có khác những loại mít khác? Hãy cùng Cây Xanh Gia Nguyễn tìm hiểu nhé!



Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mít Viên Linh

Mít Viên Linh dễ trồng, ít chăm sóc nhưng cây vẫn phát triển khá tốt. Mít Viên Linh hình dáng đẹp, ít xơ, múi dày, có vị ngọt thanh và cho trái quanh năm. Dưới đây chính là kỹ thuật trồng và chăm sóc Mít Viên Linh mang lại năng suất cao cho bà con nông dân.

Về đất trồng:

Với đặc tính dẻo dai, Mít Viên Linh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng không nên trồng ở những nơi có đất quá xấu. Vì dù dễ trồng đến đâu cũng  bị ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của loại cây này.

Thêm vào đó, không nên trồng ở những nơi ngập úng. Nhưng đồng thời cũng cần phải đảm bảo đủ nước tưới tiêu để cây sinh trưởng và phát triển trong điều kiện bình thường.

Mật độ trồng Mít Viên Linh:


Cách chăm sóc và mật độ trồng Mít Viên Linh

Cây Mít Viên Linh ưa sáng nên có thể trồng cây theo khoảng cách: cây cách cây 8m và hàng cách hàng 6m. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện đất cũng như thời tiết để người trồng có thể chọn khoảng cách rộng hơn hoặc hẹp hơn để cây đạt năng suất tốt nhất.

Kích thước hố đào:

Mít Viên Linh dễ trồng và sinh trưởng trong hố vuông. Bà con có thể đào chiều rộng 0,6m và chiều sâu 0,6m.

Bón lót hố trồng:

Trước khi trồng cây 15 ngày bón lót vào hố các loại phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, vôi bột và lớp đất mặt khi đào hố, trộn đều rồi cho vào hố ủ.

Thời gian chăm sóc cây:


Thời gian chăm sóc Mít Viên Linh

Khoảng cuối tháng 5, bà con tiến hành cắt bỏ toàn bộ những quả, cành khô, cành bị sâu bệnh. Đồng thời tiến hành bón phân hữu cơ kết hợp phân vô cơ vào gần gốc cây và xịt thuốc phòng chống các loại bệnh lên cây Mít Viên Linh.

Đến giữa tháng 9 bón thêm phân hữu cơ cho cây và tăng cường tưới nước để thúc cây ra hoa.

Tỉa trái theo tuổi cây:


Mít Viên Linh đẹp và cho năng suất cao

Cây Mít Viên Linh có đặc điểm là ra quả quanh năm. Chính vì vậy cần phải tỉa bớt quả để đạt được hiệu quả năng suất cao. Bà con có thể tham khảo số lượng tỉa quả như sau:

+ Năm thứ 2 sau khi cây cho trái, thì tiến hành tỉa bỏ để lại 5 trái/cây trong 1 vụ.

+ Năm thứ 3 tỉa đi để còn lại 20 quả/vụ

+ Năm thứ 4 để lại 16 quả/1 vụ.

+ Năm thứ 5, để lại 40 quả cây trong 1 vụ.

+ Những năm sau đó chỉ nên để lại số lượng từ 50 – 60 quả/vụ.

Như vậy là bà con đã nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mít Viên Linh hiệu quả. Chúc bà con áp dụng thành công để có những trái mít thật năng suất và chất lượng.